Chỉ số TDS là gì ?
Để có nguồn nước sạch, an toàn sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cần phải biết về TDS. Vậy thực chất TDS là gì? TDS có vai trò như thế nào với nguồn nước sinh hoạt ? Trong bài viết sau đây, sẽ cho bạn câu trả lời.
TDS được viết tắt bởi cụm từ tiếng anh TDS =”Total Dissolved Solids”. Nó được Cơ quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (United States Environmental Protection Agency (EPA)) định nghĩa và phân loại TDS là một chất gây ô nhiễm thứ cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Đây thực ra là một chỉ số dùng để đo toàn bộ lượng chất rắn hòa tan, toàn bộ lượng ion có mang điện tích như là các khoáng chất, muối hoặc là kim loại đang cùng tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, và nó sẽ được biểu thị dưới dạng hàm số mi/L hoặc là ppm (phần triệu).
TDS bao gồm các muối vô cơ và một lượng nhỏ các chất hữu cơ được hòa tan trong nước, bao gồm kim loại nặng. Các thành phần chủ yếu thường là các cation canxi, magiê, natri và kali và các anion carbonate, bicarbonate, clorua, sunfat và đặc biệt là trong nước giếng ngầm/giếng khoan thì hàm lượng kim loại nặng khó kiểm soát. TDS được đo lường bằng đơn vị là mg/l (milligrams/liter) hay ppm( part/million)
– Đối với nước uống hàm lượng tối đa được thiết lập cho phép là 500 mg/l (theo tiêu chuẩn EPA của Mỹ). Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organization) cũng đã quy định một giới hạn chấp nhận được là 500 mg/l. Với điều kiện, các chất vô cơ/khoáng chất trong nước là những thành phần khoáng tốt cho cơ thể K+; Na+; Ca 2+; Mg 2+…, có cơ quan chức năng kiểm định và có kết quả số liệu phân tích đạt tiêu chuẩn cho phép về nước uống theo QCVN 6-1:2010/BYT quy định về chất lượng nước uống trực tiếp.
– Tổ chức WHO cho rằng mức 300 mg/l là tuyệt vời. Trong nước đóng chai các tiêu chuẩn sau đây có thể áp dụng:
+ Đối với nước suối là 500 mg/l
+ Đối với nước tinh khiết 10 mg/l
+ Đối với vùng nước khoáng 250 mg/l
TDS sinh ra từ đâu?
TDS sinh ra trong quá trình tuần hoàn nước, cụ thể ở các thành phố, chỉ số này thay đổi rất nhiều so với lúc từ nhà máy. Tính hoà tan của nước rất cao nên nó hấp thụ rất nhiều các ion từ đường ống, môi trường xung quanh. Càng nhiều ion, chỉ số càng cao.
Thiết bị đo TDS có vai trò rất quan trọng, vì nó sẽ được dùng làm cơ sở để xác định xem nguồn nước đó có sạch hay không. Sau khi tiến hành đo TDS với nguồn nước, nếu nhận thấy nồng độ TDS quá cao thì chúng ta sẽ cần phải tiến hành kiểm tra cũng như phân tích nguồn nước. Mục đích là để xác định xem thành phần ion, kim loại có trong nước đó là gì, nếu có hại thì cần phải loại bỏ ngay.
Chỉ số TDS chuẩn đối với nước uống.
Để đo TDS trong nước, hiện nay người ta dùng một thiết bị đo TDS đó là bút đo TDS. Với nguyên lý hoạt động chính là dựa vào độ dẫn điện của nguồn nước, để xác định hàm lượng ion chất rắn cũng như khoáng chất, kim loại có ở trong nước.
Và khi xác định được chỉ số TDS nhờ vào thiết bị đo, nếu nó càng nhỏ thì chứng tỏ một điều rằng, nguồn nước càng sạch. Vì quá nhỏ thì không còn hàm lượng khoáng chất ở trong đó nữa. Và một số ứng dụng ở trong nghành điện tử đã cho ra kết luận rằng, hàm lượng TDS không được vượt qua con số 5ppm. Tuy nhiên, không phải TDS cứ có hàm lượng cao thì không tốt.
Nguyên nhân dẫn đến TDS cao đó là do ion có ở trong nước, nhưng đó có thể là ion có lợi từ các loại khoáng chất. Vì nước qua màng lọc RO đã được bổ sung khoáng chất thường có hàm lượng TDS là 235 – 250, cho nên để xác định chính xác nên thử chỉ số TDS với nước đã qua màng lọc.
Khi đo thấy chỉ số này lên cao, cần tiếp tục phân tích mẫu nước để xác định thành phần các ion chủ yếu để quyết định xem có cần giảm không, và giảm bằng cách nào. Thông thường, chỉ số TDS dưới 50 là có thể uống nước trực tiếp mà không cần đun lại.
Với công nghệ lọc RO, chỉ số TDS trong nước sau lọc thường chỉ dưới 5mg/l.
Đây là một trong những chỉ số, cách thử nước trong rất nhiều cách thử. Tuy nhiên, đây là cách thử đơn giản và tiện lợi nhất với mọi nhà. Nó mang lại sự yên tâm khi uống nước vào cơ thể. Đặc biệt chỉ có ở dòng sản phẩm Máy lọc nước thông minh, bạn có thể kiểm soát chỉ số nguồn nước đầu vào và đầu ra. Đảm bảo nước trước khi uống vào cơ thể.
Tiêu chuẩn TDS trong nước uống tinh khiết.
Theo các quy định hiện hành của WHO, US EPA, và cả Việt Nam thì chỉ số TDS trong nước uống không được vượt quá 500mg/l và không vượt quá 1000mg/l đối với nước sinh hoạt. Tuy nhiên, không phải TDS càng thấp càng tốt vì trong số các ion sẽ có 1 số ion có lợi cho sức khỏe, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng.
TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng sạch (nếu quá nhỏ thì gần như không còn khoáng chất). Một số ứng dụng trong ngành sản xuất điện tử yêu cầu TDS không vượt quá 5ppm. Tuy nhiên điều ngược lại không phải luôn đúng. Nguồn nước có TDS cao chưa chắc đã không an toàn vì có thể do nó chứa nhiều ion có lợi như các loại nước khoáng thường không bị giới hạn về TDS. Nước lọc qua màng ro đã bổ sung khoáng chất thường có TDS từ: 235 – 250, vậy nên chỉ số TDS được xác định rõ ràng nhất khi thử với nước tinh khiết và nước qua máy lọc nước RO.
Để có tiêu chuẩn TDS trong nước uống tinh khiết một cách rõ ràng nhất, chúng ta có thể kiểm tra chỉ số TDS với nước sau khi đi máy lọc nước với màng lọc RO.
Có hai vị trí mà chúng ta có thể lấy nước, đó là nước tại bình áp và nước tinh khiết sau khi lọc.
Đối với vị trí nước tại bình áp, tức là nước này đã đi qua màng lọc RO. Tiêu chuẩn của nước ở vị trí này chính là ở dưới mức 20ppm. Và đây chính là cách để giúp chúng ta xác định TDS một cách chính xác nhất.
Đối với vị trí nước tinh khiết tại vòi sẽ có sự chênh lệch một chút về TDS. Bởi tùy thuộc vào cấu tạo của máy lọc nước nhà bạn, mà nước đã được bổ sung thêm một số khoáng chất có lợi cho sức khỏe của con người. Nếu kiểm tra và hàm lượng TDS ở đây có cao hơn thì cũng không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của con người khi sử dụng cả.
Để kiểm tra chỉ số TDS sau khi qua máy lọc R.O thông thường sẽ kiểm tra tại 2 vị trí:
Vị trí 1: Lấy nước tại bình áp (Là nguồn nước sau khi đi qua màng R.O). Tiêu chuẩn của nước uống trực tiếp tại vị trí này là dưới 20ppm). Đây là cách xác định TDS chuẩn nhất.
Vị trí 2: Tại vòi nước tinh khiết. Tại đây sẽ có sự chênh lệch về chỉ số TDS do nước đã được bổ sung thêm khoáng chất có lợi cho cơ thể nếu máy lọc nước nhà bạn có các cấp lọc bổ sung. Nếu chỉ số TDS sau màng đảm bảo mà chỉ số TDS ở đây cao hơn thì cũng không gây hại cho sức khỏe, bạn có thể an tâm sử dụng.
Khi nào cần giảm TDS:
Khi đo thấy chỉ số TDS cao cần tiếp tục phân tích mẫu nước để xác định thành phần các ion chủ yếu và đối chiếu với các ứng dụng thực tế để quyết định có cần giảm TDS hay không. Ví dụ đối với nước dùng cho nồi hơi, nước cho máy giặt công nghiệp phải không có các ion can-xi, magie tránh tình trạng nổ lò hơi hoặc giảm tuổi thọ máy. Nếu TDS cao do nhiều ion can-xi, magie thì bắt buộc phải loại bỏ hết.
Đối với nước khoáng cũng cần xác định thành phần khoáng để có biện pháp lựa chọn giữ lại hoặc giảm bớt.
Các phương pháp giảm TDS:
Khi biết thành phần chính của TDS sẽ có thể áp những phương pháp thích hợp:
– Trao đổi ion.
– Khử ion.
– Thẩm thấu ngược (Công nghệ lọc R.O).
– Chưng cất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp các giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải, thiết bị lọc nước uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để HiChi đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn. Hãy đến với chúng tôi để đảm bảo nguồn nước an toàn cho sức khỏe của cả gia đình và cộng đồng.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HICHI
Đường Suối Tiên, Tổ 5, Ấp Suối Đá, Xã Dương Tơ, Tp. Phú Quốc
Điện thoại: 0903744240 – 0383066264
Email: ctyhichi.vn@gmail.com