Sử dụng nguồn nước nhiễm chì lâu ngày là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy làm thế nào để nhận biết nguồn nước bị nhiễm chất chì độc hại? Cách xử lý nguồn nước này ra sao? Cùng Hichi tìm hiểu ngay nhé!
Chì – Pb là chất gì?
Chì (có công thức hóa học là Pb) là loại kim loại mềm, nặng, có thể tạo hình và độc hại với sức khỏe con người. Chì có thể đi vào cơ thể bằng đường hô hấp, tiêu hoá, qua da, qua nhau thai và sữa mẹ… và gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Đặc biệt, Pb chì rất dễ đi làm nguồn nước gây nên tình trạng nước nhiễm chì. Tình trạng này xảy ra khi nguồn nước chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép (trên mức 0.015mg/lít) theo tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ.
Nguồn nước bị nhiễm chì – Pb
Tác hại khôn lường khi sử dụng nước nhiễm chì
Sử dụng nguồn nước bị nhiễm chì lâu ngày sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như:
- Tổn thương hệ thần kinh: Tổn thương tế bào và làm chết các tế bào thần kinh, huỷ hoại dây thần kinh, kích thích thần kinh trung ương.
- Thiếu máu: Chì khiến ức chế quá trình tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ hồng cầu dẫn tới tình trạng thiếu máu.
- Tổn thương thận: Tác hại của chì là làm tổn thương thận, giảm đào thải acid uric, gây bệnh gout.
- Ảnh hưởng đến tim, huyết áp: Sử dụng nước nhiễm chì dẫn đến bệnh huyết áp cao do co bóp thành mạch tăng.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Chì làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới, giảm số lượng tinh trùng và thay đổi hình thái, sự di chuyển của tinh truyền, gây độc cho trứng…
- Ảnh hưởng đến bào thai: Mẹ bị nhiễm độc chì sẽ dẫn tới thai nhi chậm phát triển, tăng tỷ lệ mắc dị dạng, mẹ tăng tỷ lệ sinh non, sảy thai, suy giảm thần kinh tinh thần sau sinh…
- Giảm chức năng của hệ nội tiết: Chì gây nên tình trạng suy giảm chức năng của tuyến giáp, nội tiết tuyến yên, đồng thời gây giảm tiết hormone ở trẻ nhỏ.
- Giảm hình thành xương: Tác hại đáng kể của chì là làm giảm hình thành xương mới, giảm tăng trưởng xương, mất cân bằng tế bào xương.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Nhiễm độc chì là một trong những nguyên nhân gây đau bụng do ruột co thắt.
Có thể thấy, nhiễm độc chì gây nên rất nhiều tác hại lâu dài cho sức khoẻ con người. Vì vậy, mỗi người cần phải sớm nhất biết và xử lý ngay các nguy cơ khiến chì xâm nhập vào cơ thể.
Triệu chứng uống nước nhiễm độc chì lâu ngày
Để biết chính bản thân và những người xung quanh có bị nhiễm độc chì hay không, bạn cần dựa vào các triệu chứng dưới đây.
- Đối với trẻ sơ sinh: Sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển.
- Đối với trẻ em: Chậm lớn, hay cáu gắt, ăn không ngon, sụt cân, mệt mỏi, lờ đờ, đau bụng, nôn, táo bón, co giật, mất dần thính lực, học tập khó khăn…
- Đối với người lớn: Tăng huyết áp, đau đầu, đau bụng, đau các khớp và cơ, khó ghi nhớ, rối loạn cảm xúc, giảm tinh trùng ở nam giới, nguy cơ sảy thai cao ở nữ giới…
Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn cần kiểm tra sớm các yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc chì, đặc biệt là kiểm tra nguồn nước.
Nước nhiễm chì ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ
Cách nhận biết nước nhiễm chì
Hàm lượng chì trong nước là một trong các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm môi trường nước. Để nhận biết nước nhiễm chì hay không, bạn không thể kiểm tra bằng mắt thường, nếm hay ngửi. Có 2 cách để kiểm tra hàm lượng chì là:
- Dùng máy đo chỉ số chì có trong nước.
Đây là giải pháp thuận tiện, nhanh chóng và kinh tế so với các phương pháp kiểm tra nước khác. Tuy nhiên, phương pháp dùng máy đo chỉ số có trong nước chỉ cho chúng ta biết những chất có trong nước mà không có con số cụ thể về chất lượng nước.
- Mang nước đến các phòng thí nghiệm có hỗ trợ để kiểm tra.
Để kiểm tra xem nguồn nước có nhiễm chì hay không thì cách tốt nhất là mang đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Bạn chỉ cần mang mẫu nước tại nhà đến phòng thí nghiệm, các chuyên gia sẽ phân tích và cho bạn báo cáo chi tiết và đầy đủ nhất về các chất có trong nước kèm theo là nồng độ từng chất.
Cách xử lý nguồn nước nhiễm chì đơn giản
Vậy làm thế nào để xử lý sau khi biết được nguồn nước mà gia đình sử dụng đã bị nhiễm chì? Một trong những cách phổ biến và hiệu quả nhất để xử lý nguồn nước nhiễm chì đó là sử dụng máy lọc nước.
Các thiết bị lọc nước hiện nay được trang bị hệ thống lõi lọc mạnh mẽ và màng lọc với kích thước khe hở siêu nhỏ có khả năng loại bỏ tới 99.9% vi khuẩn, tạp chất, chất hoá học có trong nước, bao gồm cả chì. Tất cả những tạp chất độc hại đều bị giữ lại, chỉ có phân tử nước siêu nhỏ mới có thể đi qua hệ thống lọc của máy lọc nước Hichi. Nhờ vậy, thiết bị cho nguồn nước đầu ra hoàn toàn tinh khiết, không còn chứa các chất độc hại và đảm bảo tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y tế.
Vậy nên, nếu nhận thấy nguồn nước gia đình bạn đang sử dụng có dấu hiệu nhiễm chì hay bất kỳ tạp chất độc hại nào khác, hãy sắm ngay một chiếc máy lọc nước để đảm bảo để bảo vệ sự an toàn cho sức khỏe.