Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải Xà Phòng Hiệu Quả

Rate this post

Xử lý nước thải xà phòng đối mặt với nhiều thách thức khi loại nước thải này chứa lượng bọt xà phòng, chất tẩy rửa từ các chất liệu sử dụng trong quá trình sinh hoạt. Việc tìm kiếm công nghệ xử lý phù hợp để loại bỏ thành phần gây ô nhiễm khỏi nguồn nước thải đang thu hút sự quan tâm và tìm kiếm. Vậy làm thế nào để xử lý nước thải xà phòng ? Công nghệ xử lý đúng cách và tối ưu là gì? Chúng ta hãy cùng khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé!

I. Nước thải xà phòng là gì?

Nước thải xà phòng là một loại nước thải có những đặc điểm nổi bật. Bao gồm nồng độ pH cao, chứa nhiều hoá chất giặt tẩy, độ màu và độ đục cao. Ngoài ra, nước thải cũng chứa một số chất hoạt động bề mặt. Nếu không có quy trình xử lý chuyên nghiệp, việc loại bỏ hoàn toàn những chất này khỏi nguồn nước sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một số chất trên bề mặt có thể xuất hiện trong nước thải xà phòng gồm: amoniac, cationic, non-ionic, chất lưỡng tính, alkylbenzen sunfonat,… Là các chất khó phân hủy ở điều kiện thông thường, do đó cần có phương pháp xử lý cụ thể để khắc phục.

II. Ảnh hưởng tiêu cực đến của nước thải xà phòng

  • Tác động của thành phần trong nước thải xà phòng có thể gây hiện tượng nhũ tương hóa lỏng trên bề mặt da. Dẫn đến da khô và bong tróc do lớp bảo vệ da bị ăn mòn.
  • Các chất xà phòng và chất tạo bọt trong nước thải hình thành lớp phủ trên bề mặt nước. Gây trở ngại cho môi trường sống của vi sinh vật và ức chế sự sinh sôi của chúng.
  • Mùi xà phòng và mùi hắc amoniac đặc trưng trong nước thải. Tác động trực tiếp đến đường hô hấp và phổi của con người khi hít phải.
  • Nước thải xà phòng khi chảy vào kênh rạch và các vùng sông suối làm xáo trộn môi trường nước.
  • Nước thải xà phòng khi thấm xuống mạch nước ngầm và vào lòng đất gây ô nhiễm nguồn đất. Ảnh hưởng đến vi sinh vật và cây trồng.
  • Những tác động tiêu cực từ nước thải xà phòng đang đe dọa sự phát triển của hệ sinh thái trong môi trường nước.
  • Nhận thức được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải xà phòng. Công cuộc này đang trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết để ngăn chặn những tác động xấu nhất từ loại nước thải này.

III. Quy trình xử lý nước thải xà phòng đúng cách

Quy trình xử lý nước thải xà phòng bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có một vai trò riêng. Sau đây là mô tả chi tiết của từng giai đoạn:

1. Giai đoạn tiền xử lý nước thải xà phòng

Mục tiêu chính của giai đoạn này là loại bỏ các loại rác thô có kích thước lớn, ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi qua các giai đoạn tiếp theo. Nước thải xà phòng được thu gom và đưa vào bể lắng một. Tại đầu đường ống và đầu bể lắng, có các thiết bị chắn rác và lưới chắn rác để ngăn chặn rác thô và cặn thô.

Điều này giúp giảm áp lực cho các công trình sau và hạn chế tắc nghẽn đường ống. Rác thô được thu gom và đưa vào thùng rác, còn nước thải được chuyển sang bể điều hoà. Bể điều hoà có thể được trang bị các thiết bị khuấy và sục khí để cung cấp oxy và giảm tình trạng mùi hôi do phân huỷ yếm khí. Chức năng chính của bể điều hoà là ổn định lưu lượng và nồng độ của nước thải. Và cũng được sử dụng để chứa nước thải trong quá trình sửa chữa và bảo trì hệ thống.

2. Giai đoạn xử lý hoá lý nước thải xà phòng

Trong giai đoạn này, nước thải sẽ được xử lý bằng các phương pháp cụ thể như sau:

  • Trung hoà: Giai đoạn này nhằm điều chỉnh và kiểm soát nồng độ pH trong nước thải theo tiêu chuẩn.
  • Keo tụ – Tạo bông: Hóa chất trợ keo tụ, PAC, Polymer sẽ được thêm vào nước thải để kết tụ các cặn lơ lửng thành những bông lớn.
  • Lắng hoá lý: Các bông cặn lớn đã được hình thành sẽ lắng xuống và được đẩy vào bể chứa bùn. Nước thải trong hơn sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

3. Giai đoạn xử lý vi sinh nước thải xà phòng

  • Bể sinh học kỵ khí: Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải. Quá trình này diễn ra trong bể sinh học hiếu khí.
  • Bể sinh học hiếu khí: Vi sinh vật sẽ tiếp tục phân huỷ và hấp thụ các chất hữu cơ, chất vô cơ trong nước thải để sinh trưởng và phát triển. Có thể sử dụng thêm màng sinh học MBBR để tăng hiệu quả của quá trình này.

4. Giai đoạn xử lý bậc II xử lý nước thải xà phòng

Trong giai đoạn này, quá trình keo tụ và tạo bông lần hai sẽ được thực hiện để làm sạch các cặn lơ lửng trong nước. Sau đó, nước thải sẽ được lọc qua bể lọc áp lực hoặc bể lọc nhanh. Cuối cùng, nước thải sẽ được chuyển vào bể khử trùng. Sử dụng ozone hoặc chlorine để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong nước thải.

IV. Kết luận

Việc xử lý nước thải xà phòng không đơn giản và yêu cầu một hệ thống thiết kế và xây dựng theo cách khoa học, hiện đại. Và phù hợp với khối lượng và đặc tính trong nguồn nước. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị có kinh nghiệm trong thiết kế và thi công các công trình trong hệ thống xử lý nước thải. Hãy liên hệ ngay với HiChi để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi sẽ đảm bảo cung cấp giải pháp tối ưu và chất lượng cao cho nhu cầu của bạn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở cung cấp các giải pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng đảm bảo chất lượng. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp giải pháp xử lý nước thải, thiết bị lọc nước uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để HiChi đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn. Hãy đến với chúng tôi để đảm bảo nguồn nước an toàn cho sức khỏe của cả gia đình và cộng đồng.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HICHI

Đường Suối Tiên, Tổ 5, Ấp Suối Đá, Xã Dương Tơ, Tp. Phú Quốc

Điện thoại: 0903744240 – 0383066264

Email: ctyhichi.vn@gmail.com 

0903.744.240
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon