Bên cạnh nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp tại các khu vực nông thôn cũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với tình trạng ô nhiễm môi trường. Để hiểu rõ hơn, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ phân tích chi tiết, cùng tham khảo nhé!
Nước thải nông nghiệp là gì?
Nước thải nông nghiệp là nguồn nước thải được sản sinh từ các hoạt động sản xuất của người dân như chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt, canh tác có chứa hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Ngoài ra, cũng có nguồn gốc từ các nhà máy chế biến thực phẩm.
Theo thống kê, hàng năm có hàng nghìn kg phân bón và lít thuốc trừ sâu không được xử lý và xả trực tiếp ra môi trường. Hậu quả làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước, đất cũng như môi trường sống. Bên cạnh đó nước thải phát sinh từ chăn nuôi cũng chiếm một lượng khá lớn hàm lượng chất ô nhiễm là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ có BOD, COD cao.
Những thành phần chứa trong nước thải nông nghiệp
Nước thải nông nghiệp mặc dù có nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng về thành phần cơ bản đều gồm các nhóm chất như sau:
- Chất hữu cơ
- Chất dinh dưỡng (Nitơ, Phốt pho, Kali)
- Chất vô cơ (khoáng chất hòa tan)
- Chất rắn lơ lửng TSS, BOD5, NH4+, Coliform và chất hoạt động bề mặt
- Hóa chất độc hại
- Mầm bệnh
Tình hình nước thải nông nghiệp hiện nay
Nước thải nông nghiệp được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước. Thực trạng nhức nhối nhất hiện nay là hàng năm vẫn có rất nhiều lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước thải từ các hoạt động canh tác trồng trọt, chăn nuôi thủy hải sản được thải trực tiếp ra môi trường.
Theo số liệu tính toán, lượng phân bón sử dụng ước tính mỗi năm khoảng 70 nghìn kg nhưng hiệu suất sử dụng chỉ khoảng 40 – 60%. Còn lại hàng tấn phân bón không được cây trồng sử dụng mà được đưa vào đất. Sau đó một phần được rửa trôi theo nước mặt do mưa, một phần được đưa ra nguồn nước mặt như các ao hồ, sông suối..
Bên canh đó, lượng thuốc bảo vệ thực vật và bao bì cũng là vấn đề nghiêm trọng khi được thải ra môi trường. Chúng không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước mà còn làm đất đai chai cứng, giữ nước kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đồng thời, lượng nước thải từ chăn nuôi tính theo hệ số phát sinh của bộ Tài nguyên và Môi trường cũng xấp xỉ hàng triệu m3 mỗi ngày.
Một số khu vực áp dụng phương pháp xử lý chất thải bằng hầm sinh học nhưng mới chỉ chiếm được khoảng 5%. Đây là những vấn đề, thực trạng và nguyên nhân giải thích tại sao nước thải nông nghiệp ngày càng nghiêm trọng.
Công nghệ xử lý nước thải nông nghiệp hiệu quả hiện nay
Nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết tình trạng nước thải nông nghiệp mang lại môi trường sống an toàn cho sức khỏe con người. Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải được áp dụng, dưới đây là một số công nghệ phổ biến:
Công nghệ MBBR
Là công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh với các giá thể bám dính lơ lửng. Cụ thể sử dụng vi sinh vật hiếu khí kết hợp giá thể đặt chìm trong bể sinh học hiếu khí. Mục đích để các giá thể vi sinh vật bám vào bề mặt và tạo thành các lớp bùn vi sinh. Từ đó tạo điều kiện cho chúng sinh trường phát triển khử Nitrat thành N2 và thoát ra khỏi môi trường nước thải.
Ưu điểm của công nghệ MBBR là phù hợp với hệ thống có diện tích nhỏ, quy trình vận hành đơn giản, không phát sinh mùi. Nhất là hiệu quả xử lý hàm lượng BOD cao có thể đạt mức A QCVN14:2008/BTNMT và phân hủy tốt các hợp chất khó phân hủy.
Công nghệ AAO
Hay còn gọi là công nghệ A2O được phát minh bới các nhà khoa học Nhật Bản từ thế kỷ XX. Được ứng dụng với nước thải nông nghiệp có tỷ lệ BOD/COD > 0.5 và hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy cao. Ưu điểm xử lý triệt để hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P; vận hành ổn định và chi phí đầu tư ban đầu thấp.
Ngoài ra, công nghệ này còn rất dễ di dời khi di chuyển nhà máy, trình độ tự động hóa cao. Nếu cần mở rộng quy mô, cần tăng công suất xử lý nước thải chỉ cần thiết kế thêm các modul hợp khối, không cần dỡ bỏ hoặc thay thế nên khá tiện lợi và được nhiều đơn vị áp dụng.
Công nghệ xử lý MBR
Là công nghệ sử dụng các màng lọc có kích thước lỗ màng <0.2 µm đặt trong bể sinh học hiếu khí để loại bỏ các vi sinh vật, bùn vi sinh, cặn lơ lửng. So với các công nghệ khác không cần bể lắng và bể khử trùng, bùn vi sinh sẽ được loại bỏ bằng màng lọc.
Ưu điểm của công nghệ MBR là tiết kiệm diện tích khi xây dựng, thời gian lưu nước thải ngắn. Hiệu quả xử lý cao, nước thải đầu ra loại bỏ triệt để các vi sinh vật có kích thước nhỏ, lượng bùn hoạt tính tăng. Tuy nhiên nhược điểm là giá thành cao nên chỉ phù hợp với hệ thống xử lý nước thải công suất lớn.
Tổng kết
Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về nước thải nông nghiệp. Nhìn chung, nếu áp dụng các phương pháp, công nghệ xử lý nước thải trước khi thải trực tiếp ra môi trường chắc chắn sẽ giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường sống cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sự phát triển kinh tế xã hội.
Tham khảo thêm: Hệ thống xử lý nước thải là gì?
- Bạn đang có nhu cầu tương tự hãy liên hệ ngay với chúng tui: Ks Bào – 0903744240
- Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ HICHI
- Địa chỉ: Tổ 5, Ấp Suối đá, Xã Dương Tơ, tp. Phú Quốc, Kiên Giang
- Email: ctyhichi.vn@gmail.com / Hichi.vn