Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

5/5 - (1 bình chọn)

Theo khảo sát cho thấy dân số Việt Nam hiện nay đã hơn 95 triệu dân, kéo theo đó là những muôn vàng các thách thức về vấn đề bảo vệ môi trường khi các chất thải sinh hoạt được thải ra quá nhiều. Để tối ưu hóa nhu cầu ngày một tốt hơn cho mọi người Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là giải pháp tối ưu để loại bỏ các thành phần không tố trong nước thải trước khi được đưa ra môi trường sống. Ngày nay, ngày càng có nhiều khu đô thị, nhà máy, khách sạn, khu dân cư mới,… bắt buộc cần phải lắp đặt hệ thống xử lý này theo đúng quy định.

Ngoài ra những điều này đã chứng minh rằng nhu cầu và hiểu biết xã hội đã ngày càng được tăng lên. Con người không chỉ tập trung vào khai thác tài nguyên mà càng đang hướng tới bảo vệ môi trường.

Tổng quan về xử lý nước thải sinh hoạt

Nguồn gốc

Trong quá trình hoạt động và sinh hoạt của con người sẽ tạo ra các loại nước thải và chất thải sinh hoạt. Cụ thể trong các hoạt động: tắm rửa, giặt giũ, ăn uống, vệ sinh thân thể,… Các chất thải đa số được thải ra từ các căn hộ, chung cư, khu dân cư tập thể, trường học, chợ, bệnh viện, các công trình công cộng,…

Mực nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào số lượng người dân, số lượng dùng trung bình trên đầu người, tính chất công việc, dịch vụ – địa điểm sử dụng. Chẳng hạn như, mực nước thải ở một khu dân cư tập trung hơn 500 hộ dân chắc chắn sẽ lớn hơn ở một hàng quán buôn bán đồ uống.

Ngày nay, đa số các nước thải sinh hoạt đều được thải ra hệ thống đường ống ống, ống thoát chung sau đó sẽ chảy ra các kênh rạch, ao hồ. Đối với hộ dân cư nhỏ lẻ sẽ được thải trực tiếp ra hệ thống dòng chảy chung. Riêng với các khu dân cư, chung cư, khách sạn, khu đô thị,… với số mật độ dân cư và số người sinh hoạt lớn và thuộc sở hữu chung của một đơn vị quản lý. Khi ấy, nước thải sinh hoạt sẽ được gom lại và xử lý trước khi đưa ra môi trường.

Để tối thiểu các nước thải gây ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe người dân, các cơ quan chức năng Nhà nước đã yêu cầu các cơ sở cần xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn theo quy định trước khi đưa ra môi trường ngoài.

Tổng quan về xử lý nước thải sinh hoạt
Tổng quan về xử lý nước thải sinh hoạt

Đặc điểm nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt được phân loại từ 2 thành phần chính:

  • Từ hoạt động bài tiết tự nhiên của con người hay còn được gọi là nước thải bể phốt.
  • Từ các sinh hoạt, hoạt động chung của mọi người đến từ các khu vực nhà bếp, vệ sinh nhà cửa,…

Dựa vào nguồn gốc của nước thải ta sẽ nghiên cứu ra được các đặc điểm chính có trong nước thải sinh hoạt như:

  • Gồm nhiều các chất vô cơ, chất hữu cơ phân huỷ sinh học, hợp chất chứa nhiều chất tẩy rửa, dầu mỡ, virus, vi sinh vật,…
  • Chất hữu cơ là thành phần chứa nhiều trong chất thải sinh hoạt nhất và cũng tạo ra không ít khó khăn và thách thức khi xử lý chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt. Nồng độ có trong chất thải hữu cơ dao động từ 150 – 450mg/l. Tập hợp các hợp chất như protein (chiếm khoảng 40-50%), hydro carbon (chiếm khoảng 40 – 50%). Ngoài ra còn có khoảng 20-40% các chất hữu cơ khó bị phân huỷ khác.

Tác hại của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt có nhiều các loại thành phần ô nhiễm khác nhau. Nếu không được xử lý kịp thời và đạt chuẩn, sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh.

Đáng lưu ý, ở các nơi quy mô sinh hoạt lớn, lượng nước thải có thể vượt đến vài trăm m3 trên mỗi ngày. Khi đó sẽ gây ra các hệ lụy nghiêm trọng như:

  • Gây ra các mùi hôi thối khó chịu, tạo ra các cảm giác khó chịu cho mọi người lân cận.
  • Làm mất các màu xanh của các kênh, rạch gây mất thẩm mỹ tại khu vực.
  • Là tiền đề cho các ký sinh trùng gây bệnh phát triển như ruồi, muỗi, côn trùng sinh sôi, phát triển mang đến những mầm bệnh không lường trước được cho mọi người cũng như gây mất vệ sinh môi trường. Ảnh hưởng khá nhiều tại những nơi dân cư đông đúc.
  • Đời sống người dân đi xuống, không ai muốn xây dựng, phát triển kinh tế tại nơi môi trường mất vệ sinh.

Lợi ích khi xử lý nước thải sinh hoạt

Ngăn ngừa các loại vi khuẩn, virus, loại bỏ các nguy cơ gây bệnh

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn, virus, nấm hoặc mọi loại vi sinh vật có hại nào tồn tại trong nước thải. Những tác nhân này có dẫn đến các mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe không thể lường trước được.

Là tiền đề gây lây lan bệnh như cúm, sốt xuất huyết, dịch tả, kiết lỵ, nhiễm khuẩn Salmonella, ngộ độc và nhiễm Giardia cho mọi người và cả động vật là rất cao. Con người có thể nhiễm mầm bệnh, qua các phương thức như sử dụng các thực phẩm được trồng hoặc sản xuất gần những nguồn nước ô nhiễm, bị nhiếm các chất có hại từ trong lòng đất. Khi có các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tốt sẽ loại bỏ được các mối nguy hại nói trên.

Loại bỏ những chỉ số ô nhiễm có trong đất như:

Nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD)

Nhu cầu oxy sinh hóa (hay còn gọi là BOD). Là lượng oxy cần thiết có trong các chất thải giúp cho các sinh vật hiếu khí phá đi các chất hữu cơ trở thành những phân tử nhỏ hơn. Lượng BOD có trong chất thải sinh hoạt cao cho thấy nồng độ cao các chất hữu cơ sẽ khó bị phân hủy sinh học.

Tuy nhiên nồng độ BOD cao quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ làm thiếu hụt oxy cần thiết cho các loài sinh vật thủy sinh sống, dẫn đến các loại tảo sinh trưởng và nở hoa làm chết cá. Chính vì thế cần phải xử lý nước thải sinh hoạt để cân bằng nồng độ BOD này đến các mức cho phép.

Nhu cầu Oxy hóa học (COD)

Nhu cầu Oxy hóa học hay còn được gọi là COD là chỉ số biểu hiện lượng Oxy cần thiết để phân hủy những chất hữu cơ. Nồng độ BOD/COD càng lớn thì nước thải càng ô nhiễm và xử lý sẽ khó hơn. Nước thải nếu chưa được xử lý và được thải đi tới các ao hồ, kênh rạch sẽ dẫn đến hiện trạng thiếu oxy đối với các loại tôm, cá, thuỷ sinh,…

Hơn nữa, nếu ô nhiễm quá lớn có thể dẫn đến hiện trạng phân huỷ yếm khí. Lúc này sẽ làm phát sinh ra các chất oxy hóa học như H2S, NH3, CH4,… gây ra cho nước các mùi hôi thối và giảm lượng pH của môi trường.

Loại bỏ Photphat và Nitrat

Các chất Nitrat hoặc Photphat có trong lượng nước thải nếu không được loại bỏ sẽ dẫn đến nguy cơ làm tăng BOD. Gây ra sự vùng phát các tảo và thực vật phù du.

Gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm chết những loài sinh vật. Chúng có thể tiếp cận vào các dòng nước thải bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó có nước thải của con người, động vật, các chất rửa thực phẩm, chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu.

Tổng chất rắn lơ lửng

Tổng chất rắn lơ lửng hay còn gọi là TSS có trong nước thải, gồm những vật liệu rắn hữu cơ và vô cơ lơ lửng. Tổng chất rắn lơ lững có thể dẫn đến hiện tượng giảm nồng độ oxy trong môi trường nước. Làm tạo ra các mùi hôi thối và làm tắc nghẽn các đường ống và máy móc.

0903.744.240
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon