Nước thải sinh hoạt là gì? Nguồn gốc, thành phần, tác hại của nước thải

5/5 - (3 bình chọn)

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra trong các quá trình sinh hoạt của con người. Loại nước này do các hộ gia đình, các khu đô thị, cơ quan, bệnh viện, chợ, các công trình và nhà máy thải ra.

Nước thải sinh hoạt là gì

Nước thải sinh hoạt thường có nồng độ ô nhiễm cao do chứa các chất bẩn độc hại. Trong nước thải sinh hoạt có chứa các chất độc, thuốc trừ sâu, hóa chất, vi khuẩn, vi rút, chất tẩy rửa,… Do đó, nước thải sinh hoạt sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe mọi người và môi trường xung quanh nếu không được xử lý đúng cách.

Hiện nay, các nguồn nước đang bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt không qua xử lý hoặc không được xử lý đúng cách mà thải thẳng ra môi trường. Đây là một thực trạng đã và đang diễn ra. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và môi trường tự nhiên, chúng ta cần có phương pháp xử lý nước thải đúng cách.

Nguồn gốc nước thải sinh hoạt

Để có phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt đúng cách, chúng ta cần biết nguồn gốc của loại nước này. Nước thải sinh hoạt được bắt nguồn từ những hoạt động của các hộ gia đình, khu dân cư, trường học, xí nghiệp, doanh nghiệp, bệnh viện,…

  • Nước có chứa chất thải của con người
  • Nước thải của doanh nghiệp, xí nghiệp.
  • Các loại nước sau khi gia đình sử dụng như nước rửa xe, nước giặt, nước rửa chén, nước tắm,…. Loại nước này được gọi là nước xám.
  • Nước chứa bùn rác, các chất độc hại.
  • Rò rỉ hoặc xả bể phốt, cống chứa nước thải.
  • Nước do con người bài tiết ra như: phân, nước tiểu, máu, giấy vệ sinh đã sử dụng, khăn ướt… Đây được gọi là nước đen.
  • Các nguồn nước có chứa chất lỏng tồn dư sau quá trình hoạt động như: dầu ăn, thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng, chất tẩy rửa,… Các chất lỏng này được gọi là chất thặng dư dạng lỏng tồn đọng.

Nhìn chung, nước thải sinh hoạt có nguồn gốc rất đa dạng. Do đó, nó có chứa nhiều chất độc hại, các virus, vi khuẩn hơn các loại nước thải khác. Chính vì điều này, nếu nước thải không được xử lý đúng cách có thể tồn đọng rất nhiều chất độc. Gây tác động trực tiếp đến môi trường và con người.

Nước thải sinh hoạt có những tính chất gì?

Tính chất vật lý

Nước thải sinh hoạt có những tính chất vật lý sau:

  • Về màu sắc: nước có màu đen, nâu hoặc các màu khác như đỏ, vàng, xanh,… Tùy vào hàm lượng và màu sắc của các chất độc hại có trong nước tạo lên.
  • Về nhiệt độ: nước thải có nhiệt độ tù thuộc và môi trường tự nhiên và khu vực chứa nước thải.
  • Về mùi: có thể có mùi hôi thối, nồng, mùi của hóa chất,… Mùi nước thải phụ thuộc vào hàm lượng và đặc điểm của những chất chứa trong nước.

Tính chất hóa học

Nước thải sinh hoạt bao gồm những tính chất hoá học sau:

  • Độ pH: Xác định được nồng độ pH có trong nước thải sinh hoạt rất quan trọng đối với việc xử lý nước thải. Nồng độ pH có trong nước thải sẽ quyết định đến phương pháp xử lý nước thải. Hoặc các hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý nước thải.
  • Chỉ số DO: là hàm lượng oxy để duy trì sự sống cho các sinh vật trong nước. Trong môi trường nước thải sinh hoạt, lượng oxi bị thiếu hụt nghiêm trọng do quá trình hóa sinh.
  • Chỉ số BOD (Biochemical Oxygen Demand) hay còn gọi là nhu cầu oxy hóa sinh học. Là là hàm lượng oxy đạt mức yêu cầu để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng các vi khuẩn hoại sinh, hiếu khí.
  • Chỉ số COD (Chemical oxygen Demand) hay nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thải thành CO2 và H2O.

Tính chất sinh học

Ngoài chứa các chất vô cơ và hữu cơ, nước thải sinh hoạt còn chứa các loại nấm, các sinh vật gây bệnh, có virus, vi khuẩn có hại cho con người. Các loại virus, vi khuẩn như virus tả, kiết lỵ, thương hàn,…. Nước thải sinh hoạt nếu không qua xử lý sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến con người. Do đó, cần lựa chọn một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn và đảm bảo.

Tác hại của nước thải sinh hoạt

Tác hại mà nước thải sinh hoạt gây ra

Nước thải sinh hoạt nếu không qua xử lý sẽ là nguồn nước độc hại không chỉ đối với môi trường mà đối với cả đời sống con người.

Ảnh hưởng đến các nguồn nước khác

Không ít người dân nghĩ rằng xả nước thải sinh hoạt hằng ngày của gia đình ra các ao hồ, sông suối sẽ không có hại. Nhưng mọi người không ngờ rằng nước thải sinh hoạt lại tiềm ẩn rất nhiều tác hại.

Những thành phần độc hại trong nước thải sẽ hòa lẫn vào các nguồn nước khác. Do đó làm thay đổi cấu trúc và hàm lượng các chất có trong nguồn nước đó. Nếu con người sử dụng ngược lại nguồn nước này sẽ là một điều cực kỳ nguy hiểm.

Chưa dừng lại ở đó, các công ty, xí nghiệp không xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra sông, biển. Các nguồn nước này sẽ bị biến đổi về thành phần, màu sắc và có mùi hôi thối hay hóa chất. Điều này gây nguy hại đến cách sinh vật sống trong nước, cảnh quan môi trường và những người dân sống cạnh đó.

Ảnh hưởng đến môi trường đất

Nếu nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý mà thải thẳng ra môi trường đất sẽ làm thay đổi các thành phần có trong đất. Điều này gây hại cho cây trồng được trồng trên loại đất bị ô nhiễm này. Gây ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng và hàm lượng dinh dưỡng của cây, củ, quả.

Ngoài ra, đất bị ô nhiễm do nước thải sẽ có tác hại với các vật nuôi. Nước sinh hoạt xả trực tiếp ra môi trường đất chứa rất nhiều yếu tố độc hại, vi khuẩn, virus. Nếu vật nuôi bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus này có thể dẫn đến chết hoặc lây lan dịch bệnh cho con người.

Hơn nữa, lượng nước sinh hoạt xả ra đất có thể ngấm vào các mạch nước ngầm. Con người sử dụng nước từ mạch nước ngầm này sẽ dẫn đến bị các bệnh không mong muốn.

Ảnh hưởng đến đời sống của con người

Một tác hại rất nghiêm trọng mà nước thải sinh hoạt gây ra đó chính là ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Khi con người sử dụng những nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây hại cho sức khỏe. Con người có thể mắc các bệnh như bệnh về đường ruột, bệnh viêm da, viêm hô hấp, bệnh tả kiết lị, ngộ độc, ung thư,… Nếu sử dụng lâu dài có thể sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc, biến đổi gen,…

Do đó, xử lý nước thải sinh hoạt là điều quan trọng đối với con người và môi trường tự nhiên. Mỗi cá nhân, tổ chức cần có ý thức trong việc xử lý nước thải sinh hoạt. Tránh tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường. Mọi người không nên sử dụng những nguồn nước bị ô nhiễm này để tránh gây hại cho bản thân và gia đình.

Để xử lý nước thải thì công nghệ xử lý nước là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu không lựa chọn được hệ thống xử lý nước thải chất lượng thì nước thải vẫn chứa các chất độc gây hại. Công ty Hi Chi là đơn vị cung cấp hệ thống xử lý nước thải chất lượng cao.

Các đội ngũ chuyên gia của Hi Chi sẽ giúp đỡ bạn lắp đặt và hướng dẫn vận hành hệ thống một cách tối ưu nhất. Giúp lọc sạch nước thải sinh hoạt, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Các bạn nếu như cần tư vấn về công nghệ xử lý nước thải hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://hichi.vn/ hoặc hotline 0903744240 để được tư vấn nhanh chóng.

0903.744.240
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon