Quy trình để chống thấm bể xử lý nước thải đúng cách

Rate this post

Chống thấm bể xử lý nước thải là một trong những công tác quan trọng và cần thiết. Nó không chỉ giúp hạn chế sự cố rò rỉ nước thải gây ô nhiễm môi trường mà còn giúp cho quá trình xử lý diễn ra thuận lợi hơn. Vậy, chống thấm bể xử lý nước thải là gì? Các loại hóa chất sử dụng để chống thấm và quy trình ra sao? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Chống thấm bể xử lý nước thải

Vì sao cần chống thấm bể xử lý nước

  • Nếu không thực hiện chống thấm, bể xử lý rất dễ phát sinh hiện tượng bong tróc, thấm. Điều này gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường xung quanh và giảm tuổi thọ của công trình.
  • Việc làm này giúp cho quá trình xử lý diễn ra thuận lợi. Đồng thời, bảo vệ tuổi thọ công trình một cách bền vững.
Bể nước thải

Các loại vật liệu được sử dụng

Nhìn chung, vật liệu để chống thấm cho bể xử lý nước thải tương đối đa dạng. Trong đó phải kể đến như:

  • Penetron admix – Chống thấm tinh thể thẩm thấu.
  • Aquafin 2k – Màng chống thấm gốc xi măng.
  • Màng Brushbond FLXIII, Seal Coat, Nitocote CM210, Mixseal 230…
  • Một số vật liệu sử dụng để thi công các khe co giãn hoặc mạch ngừng như:
  • Băng Cản Nước Sika Waterbar.
  • Thanh Trương Nở Hyperstop DB 2010 – Hyperstop DB 2015- Hyperstop DB 2519…

Tại vị trí cổ ống cũng cần sử dụng vật liệu chuyên dụng để tăng khả năng chống thấm. Bởi đây là nơi kết cấu bê tông khá yếu nên cần chú trọng việc ngăn ngừa nước thấm tường.

Quy trình chống thấm bể xử lý nước thải hiệu quả

Xử lý bề mặt cần chống thấm

Chống thấm bể nước thải

Khi trát bề mặt chống thấm, cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Làm sạch bề mặt. Tại những vị trí bê tông rỗng hoặc kém chất lượng không được trát vữa xi măng.
  • Đục sạch lớn vữa xi măng để trơ bê tông.
  • Sử dụng máy hút bụi hoặc dung dịch để làm sạch tạp chất trên bề mặt bê tông.
  • Dùng vòi xịt cao áp để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, đất cát trên bề mặt các vết nứt.
  • Những đường nứt lớn, xuyên sàn cần đục theo rãnh rộng từ 1 – 2cm, sâu 2cm rồi vệ sinh sạch sẽ bề mặt.
  • Dùng keo hoặc vật liệu chống thấm để trám kín khe nứt.
  • Với các đường ống thoát nước xuyên bê tông cần định vị, lắp đặt lại bằng cách trám vữa.
  • Tùy vật liệu chống thấm mà cung cấp độ ẩm phù hợp cho bề mặt.

Trộn vật liệu chống thấm

Trộn theo đúng tỷ lệ quy định của đơn vị sản xuất.

Với bột khô cần pha với nước sạch để tạo thành dạng hỗn hợp sệt mong muốn trước khi sử dụng.

Mỗi vật liệu có tỷ lệ pha khác nhau. Cần tìm hiểu kỹ để tránh pha sai gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Thi công lớp lót

Có thể thi công một lớp lót mỏng lên trên bề mặt trước và chờ cho khô trước khi tiến hành thi công các bước tiếp theo.

Tùy thuộc vào vật liệu chống thấm chính là quyết định xem có cần thi công lớp lót hay không.

Lớp lót cần phải thi công với độ dày phù hợp. Không nên quá dày hoặc quá mỏng.

Thi công lớp chống thấm cuối

Dùng cọ và con lăn hoặc máy phun thi công lớp phủ lên bề mặt đã lót. Lớp này có tác dụng tăng độ bám dính của sản phẩm trên bề mặt.

Có thể thi công 2 – 3 lớp phủ tùy theo yêu cầu. Nhưng lớp trước phải cách lớp sau 3 – 4 tiếng. Lớp tiếp theo cần vuông góc với lớp trước đó.

Có thể sử dụng thêm vật liệu composite để tăng khả năng chống thấm.

Chống thấm cho điểm dễ thấm dột

Với những điểm dễ thấm dột, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Kết cấu bê tông mới.
  • Chống thấm khe co giãn.
  • Chống thấm cho khe nối thi công.
  • Chống thấm cho ống xuyên qua các phần kết cấu của bê tông mới.
  • Trám, vá các vết nứt trên bề mặt bê tông chống thấm.
  • Kiểm tra tình trạng rò rỉ sau khi hoàn thành công trình. Nếu vẫn còn cần phải quét thêm lớp chống thấm và bơm nước, để ngâm tối thiểu 24h để quan sát.
0903.744.240
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon