Báo giá hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

5/5 - (2 bình chọn)
Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải đã được khảo sát và lấy mẫu phân tích theo các thông số sau Bảng 1. Thành phần và tính chất nước thải
Thông số Đầu vào QCVN 18:2008/BTN MT cột A
Giá trị phân tích Giá trị tính toán
PH 6 – 8 7 6 – 9
BOD5, mg/L 450 450 30
Chất rắn lơ lửng, mg/L 120 120 50
Nitrat (tính theo N), mg/L 68 68 30
Phosphat (tính theo P), mg/L 15 15 6
Coliform, MPN/100 ml 106  – 108 108 3000
Dầu mỡ, mg/L 20 -100 100 10
Dựa vào thành phần tính chất nước thải đầu vào, qui chuẩn xả thải QCVN 14:2008/BTNMT cột A, sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải được lựa chọn như dưới đây. 2.2. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh và văn phòng được thu gom theo tuyến ống thu gom nước thải đưa về hệ thống xử lý. Đầu tiên nước thải chảy đến bể điều hòa kỵ khí, trong bể điều hòa kỵ khí được bố trí giá thể dạng sợi nhằm loại bỏ thành phần các chất hữu cơ khó phân hủy. Đồng thời, trong bể này được bố trí ống xã hồi lưu từ bể lắng cao tải, nhằm giãm lượng bùn dư trong bể xử lý sinh học và pha loãng nồng độ ô nhiễm của dòng nước thải mới được tiếp nhận. Từ đây nước thải tự chảy vào bể khử Ni tơ. Bể AO (Anoxic, Oxic) là dạng nâng cấp của hệ thống bùn hoạt tính cổ điển được thiết kế đặc biệt để vừa loại các chất hữu cơ và các hợp chất chứa Nitơ (tồn tại dưới dạng amônia và Nitơ hữu cơ). Đối với hệ thống bùn hoạt tính cổ điển, nước thải được trộn với vi sinh vật (bùn) nhờ hệ thống thổi khí đặt dưới đáy bể nhằm kích thích quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Tuy nhiên, đối với bể AO, chúng tôi thiết kế thêm 1 ngăn “thiếu khí” nhằm kích thích sự phát triển của một số chủng vi sinh có khả năng vừa loại được chất hữu cơ vừa loại được các hợp chất có chứa Nitơ (tồn tại chủ yếu dưới dạng nitrát (NO3-)). Quá trình khử nitơ trong bể AO được diễn tả như sau. Bể sục khí kết hợp khử Nitơ Tổng thường bao gồm 2 ngăn. Ngăn thứ nhất gọi là ngăn “thiếu khí”. Nước thải trước tiên sẽ được đưa vào ngăn này và được cho tiếp xúc với vi sinh vật (bùn). Ngăn “thiếu khí” sẽ được thiết kế phù hợp nhằm duy trì môi trường hoạt động trong ngăn luôn là môi trường “thiếu khí”, thích hợp cho các vi sinh vật “thiếu khí” hoạt động. Các vi sinh vật này sẽ tham gia vào quá trình loại bỏ các chất hữu cơ và các hợp chất chứa Nitơ (tồn tại chủ yếu ở dạng nitrát NO3-) Sau khi rời ngăn “thiếu khí”, nước thải được dẫn vào ngăn “sục khí” (còn gọi là ngăn thứ 2) và được cho tiếp xúc với vi sinh vật “hiếu khí” nhờ hệ thống thổi khí lắp dưới đáy bể. Trong ngăn sục khí, chúng tôi thiết kế thời gian lưu nước và lưu bùn đủ lớn để tiến hành quá trình loại các chất hữu cơ và kích thích quá trình nitrát hóa (chuyển hóa amônia- NH4+- thành nitrát – NO3-). Hỗn hợp nước và bùn ở phần cuối của ngăn “sục khí” chứa rất nhiều nitrát (NO3-) được tuần hoàn lại ngăn “thiếu khí” để tiến hành quá trình loại nitrát nhờ các vi sinh vật “thiếu khí”. Việc loại bỏ NO3- ở ngăn “thiếu khí” sẽ giúp giảm thiểu nồng độ amônia và Nitơ Tổng của nước thải đầu ra. Một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo quá trình loại NO3- được diễn ra ổn định là phải có sự hiện diện của các chất hữu cơ trong nước thải với nồng độ thích hợp. Điều này đã được đảm bảo vì trong nước thải đi vào ngăn thiếu khí đã có chứa sẵn một lượng chất hữu cơ nhất định (COD, BOD5) đủ đảm bảo cho quá trình loại nitrát trong ngăn này được diễn ra ổn định. Khi so sánh với hệ thống bùn hoạt tính cổ điển, bể AO mang lại cho ta các lợi ích về mặt môi trường và kinh tế như sau: – Về khía cạnh bảo vệ môi trường, trước đây, việc xả các nước thải có nồng độ Nitơ Tổng lớn vào nguồn tiếp nhận đã kích thích sự phát triển quá mức của rong, tảo (hiện tượng phú dưỡng hóa). Việc phát triển quá mức của rong tảo là mối đe dọa lớn đối với đời sống thủy sinh vì rong, tảo cũng tiêu thụ rất nhiều lượng oxy hòa tan có sẵn trong nước và sẽ làm hụt đi lượng oxy cần thiết để duy trì sự sống của các sinh vật thủy sinh. Bể AO giúp làm giảm thiểu lượng Nitơ Tổng thải vào nguồn tiếp nhận do đó tránh được hiện tượng phú dưỡng hóa.
  • Về khía cạnh kinh tế, do ngăn “thiếu khí” cũng tham gia vào việc loại một phần chất hũu cơ, tải lượng hữu cơ lên ngăn “sục khí” sẽ giảm đi do đó lượng khí cần cung cấp để loại chất hữu cơ và kích thích quá trình nitrát hóa cũng sẽ được giảm đi. Điều này giúp tiết kiệm điện năng cần cung cấp cho các máy thổi khí và do đó, chi phí vận hành sẽ giảm đi.
  • Nước sau bể hiếu khí sẽ được dẫn qua bể lắng. Bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng có hàm lượng SS = 6.000 – 10.000mg/L, toàn bộ bùn sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể thiếu khí bùn để khử N và giảm sinh khối bùn đồng thời tăng cường khả năng phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh.
  • Nước thải sau khi loại bỏ hết bùn hoạt tính lơ lửng trong nước thải tại bể lắng sẽ được đưa qua bể tiếp xúc khử trùng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Nước sau khi được khử trùng đảm bảo tiêu chuẩn xả thải QCVN và xả ra nguồn tiếp nhận. Sau một thời gian vận hành chắc chắn sẽ sinh ra bùn dư. Lượng bùn dư từ các ngăn xử lý dồn về bể lắng. Một phần sẽ được tuần hoàn về bể thiếu khí để cung cấp vi sinh cho quá trình sinh hóa, phần còn lại được đưa đến bể điều hòa kỵ khí. Bùn trong bể điều hòa kỵ khí sau một thời gian hoạt động sẽ đầy, lúc này cần phải hút ra và xử lý đúng qui định.
– Hạng mục lắp đặt theo yêu cầu:
  1. Xử lý mùi: mùi hôi trong hệ thống xử lý nước thải phát sinh chủ yếu trong quá trình lên men kỵ khí chủ yếu là các khí H2S, NH3. Mùi hôi này phát sinh chủ yếu trong bể điều hòa kỵ khí, bể khử N, bể sinh học hiếu khí. Tất cả các loại khí này sẽ được thu gom và xử lý thông qua hệ thống khử mùi.Toàn bộ các bể còn lại sẽ được đậy nắp kín.
  2. Hướng dẫn vận hành
Tưới cây xanh tự động: Nước thải sau xử lý của module được dẫn vào bể chứa nước sạch, tại đây chủ đầu tư có thể yêu cầu nhà thầu lắp them hệ thống tưới cây tự đọng theo thời gian quy định.

Hình ảnh thiết kế mô phỏng hệ thống

Hình ảnh thiết kế mô phỏng hệ thống

Hình ảnh thi công thưc tế

Hình ảnh gia công hệ thống tại nhà xưởng

Hình ảnh gia công hệ thống tại nhà xưởng

       
0903.744.240
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon