Khả năng vận hành tháp giải nhiệt là vô cùng quan trọng vì nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến máy móc ,nhà xưởng, tòa nhà,… Việc sử dụng tháp giải nhiệt mà không nắm được lưu lượng nước thất thoát khi tháp hoạt động nên không thể tính cụ thể chi phí sử dụng.
Khả năng vận hành tháp giải nhiệt là vô cùng quan trọng vì nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến máy móc ,nhà xưởng, tòa nhà,… Việc sử dụng tháp giải nhiệt mà không nắm được lưu lượng nước thất thoát khi tháp hoạt động nên không thể nắm bắt được chu kì để thêm thêm nước cho tháp giải nhiệt. Vì vậy, bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách tính toán lượng nước thất thoát trong quá trình sử dụng tháp giải nhiệt.
Nguyên nhân gây thất thoát nước trong quá trình sử dụng tháp giải nhiệt
– Trong quá trình làm mát, nhiệt độ lạnh của tháp giải nhiệt tỏa ra sẽ tiếp xúc với nhiệt độ nóng của máy móc sẽ làm cho lượng nước trong tháp bị bay hơi gây thất thoát do sự trao đổi nhiệt giữa các thiết bị.
– Cánh quạt quay nhanh để cung cấp không khí làm mát nước, lúc này một lượng nước cũng sẽ bị hút ra khỏi tháp và làm hao hụt lượng nước trong tháp.
– Sau một thời gian dài nước hoạt động tuần hoàn trong tháp thì chất rắn sẽ được hình thành, khi đó buộc người sử dụng phải xả thêm một lượng nước để rửa trôi những chất rắn để làm sạch tháp.
– Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thất thoát nước cho tháp như: tấm tản nhiệt kém, ống phun nước luân chuyển quá nhanh,…
Công thức tính lượng nước thất thoát của tháp giải nhiệt
Công thức tính lượng nước do bay hơi: E= Q:1000= (T1- T2):1000 x L. Trong đó E là lượng nước bị bay hơi( đơn vị là GPM), Q là tải nhiệt, 1000 là nhiệt độ nước bốc hơi, T1 là lượng nước đầu vào, T2 là lượng nước đầu ra, còn L là lưu lượng nước tuần hoàn.
Công thức tính lượng nước mất đi do phun trào: tình trạng thất thoát nước của tháp giải nhiệt do phun trào phụ thuộc chính vào thiết kế của tháp và tốc độ của không khí. Thông thường thì lượng nước thất thoát do phun trào chiếm khoảng từ 0,2 -0,3 % tổng lượng nước trong tháp.
Công thức tính thất thoát do xả lượng nước thường xuyên: chất rắn tích tụ và chất lượng nước trong tháp là 2 yếu tố chính gây thất thoát nước do xả tràn. Thông thường, lượng nước thất thoát do xả nước này chiếm khoảng 0,3% tổng lượng nước tuần hoàn.
Công thức tính lượng nước bổ sung cho tháp giải nhiệt: M= C+ D+ E. Trong đó, M là lượng nước bổ sung cho tháp, C là lượng nước thất thoát do phun trào, D là lượng nước thất thoát do xả thường xuyên, còn E là lượng nước mất đi thất thoát do bay hơi
Tính toán được lượng nước thất thoát trong quá trình hoạt động của tháp giải nhiệt sẽ giúp người sử dụng bổ sung chính xác được lượng nước cần thiết cho tháp.
Trên đây là những công thức tính toán sự hao hụt lượng nước trong khi hoạt động của tháp giải nhiệt. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn kiểm soát lượng nước tốt nhất để cung cấp cho tháp giải nhiệt tại đơn vị mình.